Lịch sử Creative_Commons

Giải Nica Vàng dành cho Creative Commons

Trước khi Giấy phép Creative Commons xuất hiện đã có Giấy phép Xuất bản MởGiấy phép Văn bản tự do GNU (GFDL). GFDL chủ yếu tập trung vào giấy phép cấp cho các văn bản mô tả phần mềm, nhưng nó cũng được sử dụng bởi những dự án không liên quan đến phần mềm như Wikipedia. Giấy phép Xuất bản Mở hiện hầu như không còn tồn tại, và người sáng tạo ra nó đã khuyên các dự án mới không nên sử dụng nó nữa. Cả hai giấy phép này đều chứa những phần tùy chọn, mà theo ý kiến của những nhà phê bình, khiến cho nó ít "tự do" hơn. Giấy phép GFDL khác với CC ở chỗ nó yêu cầu tác phẩm ghi giấy phép phải được phân phối ở dạng "trong suốt", có nghĩa là không được có yếu tố sở hữu và/hoặc yếu tố bí mật.

Creative Commons chính thức thành lập năm 2001 tại San Francisco. Lawrence Lessig, sáng lập viên và cựu chủ tịch, đã khởi đầu tổ chức như một cách phụ trợ để đạt được mục tiêu trong vụ kiện Tòa án Tối cao, Eldred kiện Ashcroft. Loạt giấy phép Creative Commons đầu tiên được xuất bản vào ngày 16 tháng 12 năm 2002[5]. Chính bản thân dự án đã được vinh danh vào năm 2004 với Giải thưởng Nica Vàng tại Prix Ars Electronica, với thể loại "Tầm nhìn Mạng".

Creative Commons lần đầu tiên được đưa ra toàn án vào đầu năm 2006, khi người quay phim ngắn Adam Curry kiện một tờ báo Hà Lan đã xuất bản hình của ông đăng trên trang Flickr mà chưa xin phép. Bức hình được ghi giấy phép Creative Commons NonCommercial (phi thương mại). Tuy lời phán quyết có lợi cho Curry, tờ báo vẫn tránh được việc phải trả tiền bồi thường cho ông ta miễn là họ không lặp lại sự vi phạm. Một phân tích về phán quyết nói rằng, "Quyết định của Tòa án Hà Lan đặc biệt đáng chú ý vì nó khẳng định rằng những điều kiện của giấy phép Creative Commons tự động được áp dụng do những nội dung ghi giấy phép của nó, và gắn điều này với người sử dụng nội dung đó thậm chí không cần sự đồng ý, hoặc để ý đến nó, hoặc những điều kiện mà giấy phép đặt ra"[6]

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, Giáo sư Lessig nghỉ chức chủ tịch và chỉ định Joi Ito làm chủ tịch mới, trong một buổi lễ diễn ra ở Second Life.